Giỏ hàng

CÁC KIỂU GIÀY TÂY BẠN NÊN BIẾT

Bước đệm để trở thành 1 quý ông thực thụ, là bạn cần phải biết các loại giày tây cơ bản, và sử dụng nó vào đúng mục đích.



Để hiểu về từng bộ phận khác nhau của giày tây thì trước tiên bạn phải hiểu rõ về những bộ phận cấu thành nên một đôi giày. Từ trước ra sau, mỗi đôi giày tây sẽ được chia thành: toe, vamp, facing, và quarter. Đây chính là vị trí và cấu trúc của những bộ phận khác nhau giúp làm ra một đôi giày:


CÁC LOẠI GIÀY TÂY


Oxford
 



Giày tây Oxford là thiết kế cơ bản và kinh điển nhất trong thế giới giày tây, nó thường là lựa chọn đầu tiên của quý ông khi muốn tạo dựng cho mình một phong thái cổ điển, thanh lịch. Đây là một lựa chọn vô cùng thuận tiện khi bạn có thể diện nó với cả những bộ trang phục formal hoặc phong cách casual. Tên gọi của thiết kế này được đặt theo tên của trường đại học Oxford, và nó được xem là phiên bản mới cho những đôi Oxonians vốn rất phổ biến tại các trường đại học vào những năm 1800. Kiểu dáng Oxonians đã duy trì hàng thế kỷ và vốn được đã lỗi mốt, chính vì thế những bạn sinh viên trẻ vẫn luôn mong đợi vào một cái gì đó mới mẻ hơn. Và những đôi Oxford ra đời đã thỏa mãn khao khát về một cái gì đó mới mẻ của họ.

Đặc điểm nhận dạng của những đôi Oxford nằm ở các các lỗ xâu dây được đặt ở dưới phần vamp (phần trước của đôi giày). Kiểu giày này đôi khi còn được gọi là “closed lacing”, do phần phía trước của giày luôn được khép lại với nhau bằng dây buộc. Nhờ vào thiết kế tối giản cùng khả năng ứng dụng linh hoạt với rất nhiều những trang phục khác nhau đã khiến những đôi Oxford trở nên vô cùng nổi tiếng. Với những bộ trang phục casual, bạn có thể chọn cho mình những đôi Oxford với nhiều những màu sắc khác nhau, cả chất liệu da hoặc da lộn đều thích hợp. Trong khi đó thì những màu như nâu, tan, cordovan hay đen lại là những lựa chọn an toàn cho những bộ trang phục trong môi trường công sở. Nếu bạn đang cần một đôi giày cho những bộ tuxedo hay trang phục formal thì chắc chắn không có gì thích hợp bằng một đôi giày da màu đen. Cửa
hàng giày nam
Oxford Wholecut là một dạng biến thể của thiết kế Oxford cổ điển, nó được tạo nên từ một miếng da duy nhất thay vì được may lại từ nhiều miếng da khác nhau. Thiết kế này chỉ có một đường may duy nhất để gắn kết giữa phần da và phần sau của giày nhưng vẫn đảm bảo duy trì phom dáng của thiết và phần “close lacing” đặc trưng của những đôi giày Oxford. Chính nhờ vào sự giới hạn của những đường may khiến cho đôi giày có một vẻ ngoài hoàn hảo, tinh tế và một phong cách đơn giản, thanh lịch.

Derby
 


Giày tây Derby, hay còn được gọi là Gibson hay Blucher ban đầu được tạo ra để chơi thể thao hoặc những chuyến đi săn ở nhứng năm 1850s. Đến thế kỷ 20, Derby đã được chấp nhập và là kiểu dáng phù hợp để xuất hiện ngày càng nhiều tại những đô thị. Derbies vẫn thường bị nhầm lẫn với kiểu dáng Oxford vì vẻ ngoài khá giống nhau và điểm khác biệt không thực sự quá lớn để nhận ra. Mặc dù không không thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt của Derbies từ cái nhìn đầu tiên nhưng điểm để nhận biết ra những đôi Derbies lại nằm ngay ở phần mặt giày. Thiết kế Derby có phần lỗ xâu dây được gắn vào phần trên của vamp (phần trước của đôi giày). Cấu trúc này được gọi là “open lacing”, giúp đôi giày có phần rộng hơn, tạo sự thoải mái hơn thiết kế Oxford. Và với nhiều người, đó chính là lý do giúp Derby trở thành một đôi giày mang đến sự thoải mái. Và nó cũng đồng thời gợi nhớ cho bạn về nguồn gốc của thiết kế này, đó là việc được dùng để chơi thể thao, nhưng nó cũng là điều khiến chúng trở thành phiên bản ít trang trọng của những đôi Oxford.

Monk Strap

 



Monk Strap có kiểu dáng và cấu trúc tương tự với những đôi Oxford, tuy nhiên thay cho phần buộc dây trên mũ giày của những đôi Oxford thì nó được thay bằng phần đai buộc rộng hơn, vắt ngang qua trước đôi giày. Nó được gọi là “strap” và gắn với 1 hoặc 2 khóa khác nhau. Tên của đôi giày được đặt tên theo các vị thầy tu (Monk: thầy tu) vì họ lạ những người đầu tiên sử dụng chúng. Với phần thiết kế mũi nhọn đơn giản, thiết giúp bảo vệ đôi chân nam giới tốt hơn những kiểu dáng giày dép bình thường.

Độ “formal” của một đôi Monk Strap nằm ở mức nào? Công bằng mà nói mỗi kiểu dáng đều có một sự phù hợp khác nhau với bộ trang phục cũng như phong cách mà bạn muốn diện. Monk Strap là lựa chọn thích hợp để thay thế cho những đôi giày buộc dây như Oxford hay Derby. Không hề gây khó khăn như bạn nghĩ, thiết ké này vô cùng linh hoạt khi có thể kết hợp với những chiếc quần jeans được gấp ống trẻ trung hay những bộ trang phục đời thường khác. Ngày nay, những đôi Monk Strap ngày càng được cánh mày râu ưa chuộng với cả chất liệu da và da thuộc, có đôi khi được thêm vào bằng những chi tiết broguing để thêm điểm nhấn.

Loafer

 



Loafer là thiết kế được truyền cảm hứng từ moccasin, và có thể dễ dàng nhận biết nhờ vào kiểu dáng slip-on. Ban đầu, loafer được tạo ra để Vua George VI sử dụng tại nhà. Nó vẫn chỉ là một đôi slipper bình thường mãi cho đến khi được vua Georger sử dụng để đi đến nhiều nơi khác nhau. Những đôi loafer được đưa vào sản xuất một cách chính thức tại Mỹ từ những năm 1930s. Nó vẫn chỉ là những đôi giày casual cho đến những năm 1960s, loafer được các luật sư và thương gia diện chung cùng với những bộ suits chỉn chu. Đến năm 1966, Gucci đã giới thiệu những đôi bit loafer của riêng mình. Đã có những thay đổi, Gucci thêm vào chi tiết kim loại cho phần trên của đôi giày. Sự cải tiến này đã giúp thay đổi cái nhìn về những đôi loafer, nó đã có thể chính thức được công nhận là một đôi giày thay vì chỉ là một đôi slipper dùng cho những dịp casual.

Những đôi loafer thường sẽ được thêm vào những chi tiết cho phần mũ giày, có thể là những họa tiết, chi tiết bằng kim loại. Chi tiết tassels hoặc kiltie có thể được thêm vào hoặc đơn giản hơn là những phần trang trí cho phần vamp giày. Một trong những đặc điểm nhận dạng khác của những đôi loafer (đặc biệt với những kiểu còn mang hơi hướng moccasin) đó là sẽ luôn xuất hiện một đường may chạy dọc theo mũi giày. Và có những kiểu dáng loafer casual hơn như driving moccasin hay driving shoe. Chúng sẽ thường được làm bằng chất liệu mềm để tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho người mang.

Dress boot



Dress boot sẽ có cấu trúc, kiểu dáng tương tự như Oxford với phần cổ giày cao hơn. Ngoài ra, chúng sẽ được thêm vào những họa tiết broguing wingtip ở phần mũi giày và chạy dọc theo phần hông của giày, trên mắt cá chân. Kiểu dáng này bắt nguồn từ thời Victoria, giai đoạn vẫn chưa có nhiều những lựa chọn về giày cho nam giới. Nó đã nhanh chóng được chấp nhận và xuất hiện tại những dịp đòi hỏi tính trang trọng, thường diễn ra vào ban ngày. Vị trí của những đôi dress boot không có nhiều thay đổi trong thế giới giày tây, vẫn là một sự thay đổi đầy thú vị cho phong cách giày với phái mạnh.

Một đôi dress boot như thế nào là đẹp? Nó phải đẹp từ phần kiểu dáng, không nên quá chunky, phần dây thắt nên nhỏ hơn với những loại dây dùng ở boot thông thường và phần đế cao cấp, giúp dễ dàng nhận dạng và phân biệt với những thiết kế khác cùng loại. Đế lug hay đế commando thường sẽ không mấy thích hợp, nên hãy loại chúng ra. Nếu đôi boot được làm bằng chất liệu da cao cấp thì màu sắc của chúng sẽ chẳng phải là vấn đề khi đi chung cùng với những bộ suit. Ngoài ra, chỉ khi nào bạn thực sự là một chuyên gia về thời trang mới nên chọn cho mình những đôi dress boot bằng da lộn.

Chelsea boot

 



Chelsea boot có nguồn gốc từ nước Anh vào thời Victoria, nổi tiếng với thợ đống giày J. Sparkes-Hall (người làm boot cho nữ hoàng Victoria). Lúc này, boots được gắn thêm phần thun co dãn vào mang đến sự thuận tiện hơn trong việc mang, cũng không làm ảnh hưởng đến vẻ ngoài của một đôi boot nhưng thiết kế với dây thắt. Đúng như vậy, sự mất đi của phần dây thắt giúp giữ nguyên vẻ ngoài chỉn chu, tinh tế cho một đôi giày. Những đôi Chelsea boot sau đó đã trở nên ngày càng phổ biến và thế chỗ cho những đôi boot Victoria vô cùng cứng nhắc. Từ những năm 1960s, số lượng bán ra của Chelsea đã tăng lên đáng kể. Giống như nhà tự nhiên học thời Victoria, Charles Darwin có niềm đam mê với bọ cánh cứng thì những chàng trai trong nhóm nhạc The Beatles lại vô cùng yêu thích Chelsea boot. Đó là lý do giúp chúng tồn tại và giữ vững vị trí cho đến ngày hôm nay.

Những đôi Chelsea boot sẽ cao đến mắt cá chân với phần mũi tròn và đế thấp. Trong khi đó phần thân và vamp giày được gắn với nhau bằng một đoạn thun co dãn. Để có thể tạo nên vẻ chỉn chu hoàn hảo của những đôi Chelsea boot thì phần thân và vamp của chúng nên được tạo nên từ chỉ 1 miếng da. Điều này sẽ làm hạn chế đến mức thấp nhất những đường may chắp nối. Kiểu dáng cổ điển của những đôi Chelsea boot thường sẽ đơn giản và không có bất cứ họa tiết nào, nó thích hợp với cả quần jeans và cả những bộ suit cho phong cách formal. Trong khi đó thì những đôi da lộn chỉ nên được sử dụng cho phong cách casual hoặc smart-casual.

Chukka boot



Chukka boot có nguồn gốc từ trò chơi Polo: nó là đơn vị tính thời gian cho mỗi trận đấu Polo (thông thường mỗi chukka gần bằng 7 phút, và mỗi trận Polo sẽ kéo dài 4,6 hay 8 chukka). Một số ít cho rằng Chukka có phiên bản gọn gàng hơn so với những đôi boot được mang bởi những người chơi Polo, nhưng nó mang lại cảm giác thoải mái hơn và có thể sử dụng cả sau trò chơi.

Chukka là kiểu dáng boot cao tới phần mắt cá chân, có từ 2-3 lỗ xỏ dây giày mỗi bên cùng phần buộc dây rời. Cũng nhờ vào những nút thắt dây này giúp người mang có thể điều chỉnh độ vừa vặn với chân mà không làm ảnh hưởng đến hình dáng cũng như ảnh hưởng đến bộ trang phục.
Chukka thường có mũi tròn và rất ít những đường may cùng phần buộc dây rời, hở ra (tương tự Derby). Chúng thường được làm bằng chất liệu da lộn, nhưng ngày nay có rất nhiều chất liệu khác nhau để làm nên những đôi Chukka.

Chukka thường bị nhầm lẫn với những đôi Desert boots. Desert boots được xem là phiên bản casual hơn của những đôi Chukka boot và có hình dạng tương đồng nhau. Chúng thường được phân biệt bằng chất liệu được chọn để đóng giày.

Đây là kiểu dáng giày ít formal nhất mà chúng ta đang đề cập và thảo luận. Nó thực sự chỉ phù hợp cho những bộ trang phục mang tính casual dù cho giày được làm bằng chất liệu cao cấp và xứng đáng để xuất hiện cho phong cách smart casual. Thế nhưng cả chukka hay desert boots là những trường hợp ngoại lệ, đều thực sự không thích hợp cho phong cách formal.

Opera pump



Kiểu dáng này nổi tiếng ở thời Victoria, Opera pump là một phần cảu những sự kiện quan trọng. Chúng thường được làm bằng chất liệu da bóng và thường được gắn với một chiếc nơ grosgrain. Đàn ông thời đại này thường sẽ mang chúng với những đôi vớ cao tới đầu gối để tham gia những buổi Opera, những buổi khiêu vũ hay những sự kiện trang trọng khác. Mặc dù không còn phổ biến đến thời này những đôi Opera pump vẫn xuất hiện tại những sự kiện biểu diễn thời trang.


Kiểu dáng mũi giày





Khi quyết điịnh đầu tư cho mình một đôi giày điều bạn thực sự cần quan tâm nhiều đó là những chi tiết, vì dường như nó là tất cả của một đôi giày. Bởi lẽ nó chính là cá tính và phong cách của bản thân bạn. Dành cho những đôi giày tiếp theo bạn định mua, hãy luôn ghi nhớ một nguyên tắc vàng: hãy chọn cho mình những đôi giày có phần mũi tròn, tránh xa mũi vuông hay những đôi mũi nhọn.

Plain toe
Đây là một trong những kiểu dáng đơn giản nhất. Phần vamp sẽ được để trống, tạo nên một vẻ ngoài tối giản, hoàn hảo.

Cap toe
Kiểu dáng cap toe được nhận dạng bằng đường may ngang qua phần vamp của giày. Thường nó sẽ là một miếng da khác được may lên phần vamp của giày nhưng cũng có những trường hợp chỉ cần may một đường chạy qua phần vamp của giày. Rất nhiều những đôi cap toe mang kiểu dáng Oxford nhưng ngoài ra bạn cũng có thể thấy có cả nhiều kiểu dáng khác nhau.

Split/Apron toe
Split toe hay còn được biết là apron toe với đường may bắt đầu từ phần giữa của giày chạy vòng qua phần mũi giày và kết thúc tại điểm giữa bên kia thân giày. Kiểu dáng này sẽ thường thấy ở những đôi dày mang phong cách casual.

Meadallion
Là kiểu dáng plain toe được gây ấn tượng thêm bằng những họa tiết trang trí broguing vào phần mũi giày.

Wingtip
Kiểu dáng mũi giày này sẽ tạo nên một hình tương tự cánh chim tại phần giữa của mũi giày. Nó còn thường có thêm những chi tiết broguing tại phần trung tâm của mũi và chạy dọc theo những đường may.
 


Brogueing



Bất kì kiều dáng giày tây nào cũng có thể tạo brogueing. Brogue chỉ đơn giản là những chi tiết đục lỗ trên giày. Ban đầu, những lỗ này được tạo ra nhằm thoát nước cho giày khi băng qua đầm lầy hoặc vùng ẩm ướt. Brogueing thường được thấy trên kiểu dáng Oxford, Derby, Monk strap và được chia thành 4 kiểu: full brogue, longwing brogue, semi-brogue và quarter brogue.



Full Brogues / Wingtips
Còn được gọi là wingtips, với hình dạng cánh chim kéo rộng theo phần mũi giày.

Longwing Brogues
Kiểu này thường được thấy ở những đôi Derby. Kiểu dáng wingtips sẽ tiếp tục được kéo dài cho đến tận phần sau của giày.

Semi-Brogues
Semi-brogues hay còn được gọi là half brogues với các họa tiết broguing dọc theo đường may cap toe cùng thêm với chi tiết trang trí broguing thêm vào giữa của cap toe. Kiểu này sẽ tinh tế hơn so với full brogue.

Quarter Brogues
Đây là kiểu quen thuộc nhất với những chi tiết broguing được tinh giản, chỉ tại đường may của phần captoe, không thêm bất cứ họa tiết trang trí nào vào phần captoe.


Chọn thiết kế cho riêng mình


Một đôi giày thực sự tốt khi mang lại cảm giác cá nhân hóa cho người mang. Ngoài việc cho mình một kiểu dáng phù hợp và có một kích thước vừa vặn nhất với chân của mình bạn còn có thể chọn cho mình màu sắc và dây giày phù hợp nhất. Thực sự không phải người đàn ông nào cũng có thể chi mạnh vào việc mua cho mình một đôi giày tây. Tùy thuộc vào hầu bao của mình mà bạn cân nhắc chọn cho mình một đôi giày phù hợp nhất. Nếu chỉ đơn giản mang giày tây vào những dịp như đám cưới hoặc đám tang thì bạn không nên đầu tư quá nhiều. Ngược lại, nếu bạn cần một đôi giày cho một phong cách chuyên nghiệp, những buổi gặp gỡ, đàm phán, kinh doanh thì nên đầu tư cho mình một đôi giày tây chất lượng. Nếu bạn mang nó thường xuyên thì không có lý do gì lại không chi một mức hợp lý để có được một đôi giày tốt.






Những hình ảnh dưới đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát nhất về thế giới giày tây. Đừng ngại chia sẻ chúng đến những người thân và bạn bè của mình.


Cũ hơn Mới hơn


Về đầu trang